Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé dễ làm quen và khỏe mạnh

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật hiện là một phương pháp mới được khá nhiều bà mẹ quan tâm hiện nay. Đây không chỉ là cách để bạn chế biến các món ăn cho con bạn làm quen với thức ăn thô mà nó là một phương pháp chứa đựng đầy tính khoa học và tiến bộ trong việc chăm sóc sức khỏe và hình thành thói quen ăn uống của các bé. Vậy thì cách thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất là nội dung mà chị em cần tìm hiểu ngay.

PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM KIỂU NHẬT LÀ GÌ?

Ăn dặm kiểu nhật là một phương pháp làm cho các bé tập làm quen với thức ăn, từ các thức ăn lỏng đến thô, từ nhiều đến ít giúp các bé dần tự học được kỹ năng nhai và nuốt, nhận biết được nhìu lọai thực phẩm kích thích vị giác cho bé, hạn chế việc thừa cân. Ngoài ra phương pháp này còn giúp các mẹ khuyến khích bé tự cầm thìa hoạc muỗng xúc thức ăn giúp bé sớm tự lập trong việc tự ăn uống.

Lợi ích to lớn của việc cho bé ăn dặm kiểu Nhật

  • Đối với các bậc cha mẹ đôi khi việc cho bé ăn cũng đã là một trong những việc vô cùng khó khăn. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản sẽ giúp mỗi bửa ăn của bé trở nên vui vẻ thú vị và dễ dàng hơn.
  • Việc nắm bắt được mong muốn cũng như sở thích của trẻ trong việc ăn uống sẽ không còn biếng ăn và phát triển tốt hơn.
  • Hình thành phản xạ nhai trong khi ăn uống.
  • Bé tự do khám phá các loại thức ăn và có cảm xúc đối với từng loại thức ăn.
  • Thực đơn phong phú để bé lựa chọn.

Thực đơn ăn dặm cho bé theo kiểu Nhật cần chuẩn bị gì

Cũng như rất nhiều phương pháp khác thì để cho bé ăn dặm theo kiểu của Nhật Bản, bạn cũng cần chuẩn bị một số dụng cụ để hỗ trợ bé hoàn thành một cách tốt nhất nhé:
Ăn dặm kiểu nhật tập tính khoa học
  • Ghế ngồi ăn: Đây là một sản phẩm cần thiết để giúp bé ngồi ăn đúng tư thế, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, ghế tập ăn cho trẻ còn giúp trẻ có thói quen ngồi ăn một cách khoa học.
  • Yếm ăn: Trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì trẻ được tự do khám phá thức ăn, tự do dùng thìa múc thức ăn và dùng tay bốc thức ăn nên khi dùng yếm sẽ giúp vệ sinh dễ dàng hơn.
  • Chén, bát, ly và thìa tập ăn: Nên chuẩn bị những loại chế biến từ silicont an toàn khi sử dụng và không ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Một số dụng cụ chế biến làm mềm thức ăn cho trẻ: máy xay, chày cối, dụng cụ mài rau củ quả... để hỗ trợ tốt hơn trong việc chế biến thức ăn cho trẻ.
  • Một số dụng cụ khác: Một số dụng cụ các bạn có thể chuẩn bị thêm như dụng cụ nấu cơm nát, các loại hộp để trữ đựng bảo quản thực phẩm tốt hơn...

CHO BÉ ĂN DẶM KIỂU NHẬT THEO GIAI ĐOẠN

Tùy theo sự phát triển của bé mà các mẹ cần chọn thời gian ăm dặm thích hợp cho con mình. Thời gian ăn dặm cho bé thường bắt đầu từ 5 - 18 tháng tuổi và có thể chia làm 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn đầu từ 5 - 6 tháng tuổi

Khoảng thời gian này bé đã phát triển khá ổn định. Vững cổ cũng như có thể tự ngồi được là lúc bé có thể bước vào giai đoạn đầu tiên của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật một cách tốt nhất.
Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật:
  • Đây là giai đoạn bé tập ăn dặm nên bạn chỉ có thể cho bé ăn 1 bữa/ngày kết hợp với sữa mẹ, lượng sữa có thể tùy theo nhu cầu của bé mà các mẹ có thể linh hoạt quyết định.
  • Ở giai đoạn này thức ăn cho bé chủ yếu là cháo được nấu lỏng và mịn, mục đích chính là giúp các bé tập làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa.
  • Cháo trắng phải được nấu theo tỉ lệ 1 gạo: 10 nước, độ loãng của cháo sẽ giảm dần theo tuổi của bé và lưu ý trong giai đoạn này thức ăn của bé không được nêm nếm thêm gia vị.
  • Sau khi bé ăn dặm được 2 - 3 tuần thì bữa ăn của bé phải có đầy đủ 3 nhóm thực phẩm chinh là tinh bột, đạm và chất sơ. Các mẹ có thể linh hoạt điểu chỉnh lượng thức ăn và thay đổi nguyên liệu để giúp bé cảm thấy ngon miệng hơn.
Thực phẩm sử dụng chủ yếu ở giai đoạn này là:
  • Nhóm tinh bột : gạo, bánh mì, khoai tây, khoai lang…
  • Nhóm chất đạm: thịt, cá, đậu…
  • Nhóm chất sơ: rau, củ, quả…

Giai đoạn 2 ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 7 - 8 tháng tuổi

Ở giai đoạn này bé đã có thể dễ dàng nuốt thức ăn nên thức ăn của bé có thể đặc và thô hơn. Các mẹ có thể cho bé ăn 2 buổi sáng và tối trong một ngày kết hợp với sữa mẹ.
Ngoài các thưc ăn phổ biến, ở giai đoạn này bé đã có thể ăn thêm nhìều loại thức ăn khác nhau, nên sự linh hoạt lựa chọn kết hợp thêm nhiều loại thức ăn cho bé trong giai đoạn này của các mẹ là thật sự cần thiết.
Cháo trắng ở giai đoạn này có thể nấu theo tỉ lệ 1 gạo/7 nước hoặc 1 gạo/5 nước, hoăc có thể cho bé ăn bún, miến, mì…Ngoài ra các mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại trái cây tráng miệng sau bữa ăn.
Thực phẩm trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật sử dụng chủ yếu ở giai đoạn này:
  • Nhóm tinh bột: gạo, bánh mì , khoai tây , khoai lang, yến mạch, ngũ cốc…
  • Nhóm chất đạm: cá, thịt, gan, gà, lòng trứng trắng…
  • Nhóm chất sơ: cà rốt, rau chân vịt, bắp cải, cà chua...

Giai đoạn ăn dăm cho bé từ 9 - 11 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã có thể ăn 3 bữa/1 ngày , cố gắng cho bé ăn uống đúng giờ để giữ thoái quen và nhịp ăn uống của bé.
Ở độ tuổi này nhiều bé đã có thể biết nhai và nuốt , dùng lưỡi đè nát thức ăn nên ở giai đoàn này thức ăn có thể  nấu thô hơn trước nên có thể tăng dần độ cứng của thức ăn.
Cháo trắng có thể nấu đặc theo tỉ lệ 1 gạo: 4 nước. Các loạii thức ăn nấu chin khác có thể xé sợi, giã nhỏ cho bé tập nhai
Lượng thức ăn mỗi bữa các mẹ có thể linh hoạt tùy vào sức ăn của mỗi bé , các nhóm thức ăn chính vẫn gồm
  • Nhóm tinh bột: cháo trắng đặc, cơm nát…
  • Nhóm chất đạm: cá, thit, trứng …
  • Nhóm chất sơ: cà rốt, bí đỏ, bắp cải …
  • Các loại trái cây khác.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12 - 18 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã có thể ăn ngày 3 bữa và có thể cai sữa mẹ. Cần giữ nhịp ăn uống và thói quen sinh hoạt của bé.
Bé đã có thể nhai và nuốt thức ăn dễ hơn , nên cần tăng độ cứng của thức ăn. Ở giai đoạn này nên tập cho bé cách cầm thìa hoặc muỗng để tự xúc thức ăn.
Cơm nát nấu theo tỉ lệ 1 gạo: 2 nước hoặc 1 gạo : 1 ½  nước
Nhóm thức ăn chủ yếu giống giai đoạn trước , lượng thức ăn mỗi bữa các mẹ có thể linh hoạt điều chỉnh sao cho phù hợp với các bé
  • Nhóm tinh bột: cơm nát, cơm trắng…
  • Nhóm chất đạm: cá, thịt, trứng…
  • Nhóm chất sơ: các loại rau, củ, quả
  • Các loại trái cây khác.

MỘT SỐ MÓN ĂN DẶM KIỂU NHẬT THAM KHẢO

Dưới đây là một số món dễ thực hiện mà chị em có thể tham khảo và sử dụng trong bữa ăn dành cho bé thân yêu của mình:

1. Cháo đậu cô ve

  • Chuẩn bị: Chuẩn bị 2 thìa cà phê cháo trắng và 2 thìa cà phê đậu cô ve nghiền nhỏ mềm.
  • Thực hiện: Lặt đậu và rửa sạch để cho bớt mùi gắt rồi luộc thật chín, mềm. Nghiền nhỏ đậu sau đó cho vào dùng chung với cháo trắng loãng đã chuẩn bị sẵn.

2. Cà rốt nghiền

  • Chuẩn bị: cà rốt nghiền và cháo trắng nấu loãng. Mỗi thứ khoảng 2 thìa cà phê là đủ dùng.
  • Thực hiện: Cà rốt bỏ vỏ rửa sạch nấu mềm sau đó nghiền nhỏ (nên nấu lúc cà rốt tươi để có nhiều Vitamin nhất). Có thể cho bé ăn theo kiểu trộn chung với cháo trắng loãng để sử dụng hoặc xen kẻ 1 thìa cháo, 1 thìa cà rốt.

3. Súp sữa bí đỏ

  • Chuẩn bị: 20g bí đỏ (nên lựa loại màu sẫm vì chứa nhiều Vitamin A), khoảng 60ml sữa bột pha.
  • Thực hiện:
    • Bí đỏ gọt bỏ vỏ và cắt thành miếng thật nhỏ bỏ vào nấu vừa chín tới.
    • Sữa bột pha lượng vừa đủ (60 ml).
    • Bỏ sữa và bí đỏ chín tới vào đun lửa nhỏ tới khi thật mềm.
    • Nghiền nhỏ hỗn hợp để sử dụng.

4. Sữa đậu nành trộn chuối

Chuẩn bị: 1/8 quả chuối chín mềm để tránh vị chát, 1 thìa súp sữa đậu nành.
Thực hiện: Chuối nghiền nhỏ, sau đó trộn chung với sữa đậu nành.

5. Nước đào với chanh

  • Chuẩn bị: 1/4 quả đào, chanh quả.
  • Cách làm:
    • Đào gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng mỏng rồi hấp chín mềm (có thể bọc trong giấy wrap rồi cho vào lò vi sóng trong 2 phút).
    • Chanh cắt bỏ hạt, vắt lấy nước.
    • Bỏ một lượng nước chanh vừa đủ vào dùng chung (nước chanh giúp đào không bị thâm nên có thể bỏ một lượng nhỏ hoặc không bỏ nếu không cần thiết).

NHẬT KÍ 30 NGÀY CHO BÉ ĂN DẶM KIỂU NHẬT CỦA MẸ

Có rất nhiều mẹ gặp sự khó khăn và lo lắng trong việc cho con ăn dặm sao cho thật đúng cách. Dưới đây là chia sẽ của một người mẹ bắt đầu cho con ăn dặm vào 5 tháng tuổi được chia sẻ trên ở website vietnammoi.vn thu hút được khá nhiều sự quan tâm của chị em:

Kinh nghiệm khi thực hiện:

Khi cho bé ăn dặm thì đồ ăn tuy không nhiều nhưng phải thật đa dạng để tập cho bé cho nhiều khẩu vị cũng như đủ chất dinh dưỡng. Chính vì lý do này thì công việc đi chợ của chị em cũng khá vất vả. Thường thì kinh nghiệm chị em khi đi chợ lên thực đơn cho bé cũng giống nguyên liệu nấu ăn dành cho cả gia đình.
Về chế độ khi thực hiện ăn dặm kiểu Nhật trong tháng đầu thì nên cho bé ăn mỗi ngày / 1 bữa ăn vào lúc 9 giờ sáng. Mỗi bữa ăn có thể kéo dài 30 - 40 phút, có những bé có thể nếm và không chịu ăn nên chị em cần kiên nhẫn. Từ khi bắt đầu cho bé ăn dặm thì mẹ cho bé ăn cháo nhuyễn và không còn cho bé ăn bột.

Chi tiết bữa ăn cho bé trong tháng đầu tiên

Ngày 1, 2, 3: Cháo loãng nấu với tỉ lệ 1 gạo, 10 nước. Sau đó làm nhuyễn và trộn với nước dashi (nước nấu từ các loại rau củ trong khoảng 20 phút). Có thể tham khảo công thức nấu nước dashi như sau:
  • Cà rốt, khoai tây, đậu ve, su su.
  • Hành tây, bắp cải, củ cải trắng.
  • Su hào, cải thảo, súp lơ.
  • Có thể sử dụng thêm các loại nước luộc rau (hạn chế và tuyệt đối không dùng rau dền)
Ngày 4 - 5: Giống công thức với 3 ngày đầu là cháo nhuyễn nhưng tăng số lượng lên 2 muỗng 5 ml
Ngày 6: Dùng bí đỏ luộc hoặc hấp chín xay mịn sau đó trộn với cháo loãng và pha thêm nước luộc bí để thêm độ loãng trước khi cho bé ăn.
Ngày 7: Lấy 5 lá bó xôi (phần ngọn, nhỏ và non) cắt nhỏ, ray thật mịn sau đó trộn với cháo cho bé dùng.
Ngày 8: Cháo nấu loãng (1 gạo 10 nước) xay nhuyển thành 2 muỗng pha với 1 muỗng ăn cơm nước dashi và thêm súp lơ xanh nấu chín ray nhuyễn vào đánh đều. Chuối cắt 1 khoanh mỏng 1 cm xay nhuyễn cho bé dùng (chuối để riêng).
Ngày 9: Như ngày thứ 8 nhưng cháo nấu với rau mồng tơi (lấy lá non) và một ít đu đủ nhuyễn (đu đủ để riêng).
Ngày 10: Cho bé dùng khoai lang trộn nước táo và cải trắng:
  • Khoai lang hấp hoặc luộc chín xay mịn
  • Táo bỏ vỏ, bỏ hạt ép lấy nước
  • Trộn theo công thức 2 muỗng khoai lang/ 1 muỗng nước táo là vừa ăn.
  • Có thể sử dụng món này và không cần dùng thêm cháo. Tăng thêm lượng trong bữa ăn này lên thêm 1 ít (bình thường cho bé ăn 2 muỗng thì tăng lên 3)
  • Củ cải trắng chế biến xay nhuyễn cho bé dùng (củ cải trắng để dùng riêng)
Khoai lang trộn nước táo ăn kèm cải trắng
Ngày 11: Khoai lang xay nhuyễn trộn nước dashi ăn kèm với nước ép lê (để riêng)
Ngày 12: Đậu hủ luộc sôi xay nhuyễn, cà chua bỏ hạt ray nhuyễn trộn đều và ăn kèm với cháo loãng xay mịn.
Ngày 13: Cháo trộn với cải thìa ăn chung với khoai tây trộn sữa và nước ép dưa hấu.
Ngày 14: Bánh mỳ sandwhich (1/4 cái, lấy ruột) cho vào nấu với nước dashi rồi xay nhuyễn, ăn kèm với cà rốt xay mịn pha sữa chua không đường (2 muỗng cà rốt/ 1 muỗng sữa chua).
Ngày 15: Cháo trộn rau mồng tơi ăn với chuối trộn sữa chua
Ngày 16: Cháo trộn với súp lơ xanh ăn kèm cà rốt xay nhuyễn
Ngày 17: Cháo trắng ăn kèm đu đủ xay min và dùng với nước ép lê.
Ngày 18: Cháo trắng ăn cùng với đu đủ xay mịn và nước ép cà rốt tươi (nên luộc cà rốt trước khi vắt lấy nước)
Ngày 18 ăn dặm kiểu Nhật Bản
Ngày 19: Cháo trắng trộn cà chua bỏ hạt xay nhuyễn ăn kèm với khoai lang trộn nước cam ép nhuyễn.
Ngày 20: Đậu hủ xay nhuyễn nấu thành cháo ăn kèm với chuối nhuyễn.
Ngày 21: Cháo trắng nấu đậu ve xay nhuyễn ăn kèm với bí đỏ ray mịn.
Ngày 22: Cháo trộn với rau thập cẩm ăn kèm khoai lang ray mịn.
Ngày 23: Cháo trộn với súp lơ xay nhuyễn dùng kèm nước ép dưa hấu.
Ngày 24: Cháo bánh mì (dùng ruột bánh mì nấu cháo) ăn kèm với súp lơ, đậu ve, nước dashi xay nhuyễn.
Ngày 25: Cháo trắng với cải thìa, ăn cùng với đu đủ và đậu hủ ray nhuyễn.
Ngày 26: Cháo trắng nấu với rau mồng tơi xay nhuyễn ăn kèm với bí đỏ xay nhuyễn.
Ngày 27: Cháo trắng trộn cùng rau bó xôi xay nhuyễn ăn kèm với súp cà rối, khoai tây xay nhuyễn.
Ngày 28: Nui luộc nhừ cho thêm nước dashi xay nhuyễn sau đó trộn với rau củ thập cẩm tán nhuyễn. Cho thêm nước dashi để khỏi vón cục. Hâm nóng bằng cách cho vào nồi cơm điện chưng trước khi cho bé ăn.
Ngày 29: Dùng mì Udon luộc nhừ cắt nhỏ ray mịn sau đó trộn với bắp xú luộc xay nhuyễn trộn đều ăn kèm với 1 lát kiwi đánh nhuyễn.
Mì Udon nấu với cà rốt ăn kèm súp bắp xú và kiwi
Ngày 30: Hạt sen nấu cháo ray mịn ăn kèm với nữa trái vú sữa xay nhuyễn.
*>>> Sang tháng thứ 2 thì cho bé ăn thêm một bữa chiều vào khoảng 18h.
Trên đây là những thông tin cực kì quan trong và cần thiết cho các bà mẹ tìm hiểu về phương pháp cho con ăn dặm kiểu Nhật. Trong phương pháp này chị em cần nhẫn nại trong việc tập cho trẻ ăn uống một cách khoa học. Ngoài ra, chị em cần hạn chế cho trẻ ăn nhiều dầu mỡ trong thời gian này vì dễ làm đầy bụng, khó tiêu cho trẻ nhỏ.
Chúc các mẹ thành công!
Tham khảo bài viết gốc ở : Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé dễ làm quen và khỏe mạnh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trứng luộc để qua đêm có ăn được không và cách bảo quản

Cách luộc trứng lòng đào (hồng đào) ngon và dễ làm

Nấm da đầu: Nguyên nhân và cách trị tận gốc nấm da đầu tại nhà